Cảm biến vân tay là gì và những điều cần biết

Ngày đăng: 10/12/2019    2,733 lượt xem

Cảm biến vân tay đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó đã có mặt trên nhiều mẫu điện thoại, laptop khác nhau. Nhưng cảm biến vân tay là gì? Cảm biến vân tay hoạt động như thế nào thì không phải ai cũng biết. Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé.

Cảm biến vân tay là xu hướng mới trên thiết bị di động

Cảm biến vân tay không mới, nó đã xuất hiện trên một số dòng laptop nhập khẩu từ lâu. Tuy nhiên, những năm gần đây nó mới thực sự trở thành xu hướng trên điện thoại di động.

Cảm biến vân tay là một xu hướng mới, được ứng dụng trên nhiều thiết bị

Những chiếc smartphone có cảm biến được rất nhiều người dùng ưa thích. Nó được xem là một xu hướng mới trên thiết bị di động.

Lịch sử của cảm biến vân tay trên thiết bị di động

Cảm biến vân tay lần đầu tiên được tích hợp trên một chiếc điện thoại là vào năm 2011. Nó được giới thiệu cùng với chiếc điện thoại Motorola Mobility Atrix 4G. Tuy nhiên, cả chiếc điện thoại lẫn công nghệ này đều không gây được tiếng vang ở thời điểm đó.

Chỉ đến khi Apple trang bị công nghệ này cho chiếc điện thoại iPhone 5S, nó mới trở nên nổi bật. Những thiết bị di động tiếp theo liên tục đi theo xu hướng này với cảm ứng vân tay hiện đại ngày càng nhạy bén hơn trong việc nhận diện người dùng.

Cảm biến vân tay là gì?

Đây là cảm biến sử dụng công nghệ sinh trắc học để quét vân tay của người dùng với nhiều loại sóng riêng biệt. Chúng sẽ quét, lưu lại sự lồi lõm và cả lớp da tay để nhận biết, phân biệt những dấu tay khác nhau. Từ đó, tăng tính bảo mật cho thiết bị di động.

Đây là công nghệ bảo mật thông qua nhận diện vân tay hiện đại ở thời điểm này

Đây là công nghệ phổ biến trên những thiết bị di động ở thời điểm này. Nó góp phần quan trọng giúp bảo mật dữ liệu, tính an toàn cho smartphone của người dùng.

Có bao nhiêu loại cảm biến vân tay? Chúng hoạt động như thế nào?

Hiện tại, có tới 3 loại cảm biến vân tay chính đang được áp dụng rộng rãi trên các thiết bị di động. Chúng ta có thể kể tên và phương thức hoạt động của chúng.

Máy quét vân tay quang học

Đây là phương pháp chụp, sau đó so sánh các dấu vân tay với nhau. Nó được xem là công nghệ lâu đời nhất hoạt động dựa trên việc chụp ảnh quang học và nhận dạng dấu vân tay.

Về cơ bản, các thiết bị sẽ sử dụng những thuật toán của mình để xử lý hình ảnh. Sau đó phân tích những vùng sáng nhất, tối nhất của ảnh. Việc này cho phép thiết bị nhận diện được sự khác biệt trong cấu trúc vân tay.

Máy quét vân tay siêu âm

Đây là công nghệ cảm biến nổi bật, được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Để nắm được từng chi tiết của một dấu vân tay, thiết bị sử dụng một bộ phát, thu sóng siêu âm vô cùng hiện đại.

Xung sóng siêu âm được truyền đến đầu ngón tay của người dùng đặt trên máy quét. Thông qua việc phân tích sóng phản xạ lại, hệ thống dễ dàng nhận ra những đặc tính chi tiết để phân biệt những dấu vân tay khác nhau.

Máy quét vân tay điện dung

Đây là công nghệ vân tay phổ biến, được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy nó trong các flagship của nhiều hãng sản xuất điện thoại khác nhau. Những thiết bị nổi bật nhất sử dụng công nghệ này phải kể đến S9, LG G6, HTC U12.

Thay vì tạo ra hình ảnh, thiết bị này sử dụng những bảng mạch tụ điện nhỏ. Nó sẽ ghi nhớ, lưu trữ mọi chi tiết liên quan đến dấu vân tay.

Máy quét vân tay điện dung có mặt trên nhiều thiết bị

Bản chất của tụ điện có thể lưu trữ điện tích. Vậy nên, việc kết nối chúng với các tấm dẫn điện cho phép mọi người có thể sử dụng chính các tụ điện để theo dõi các chi tiết của dấu vân tay. 

Phần điện tích lưu trữ trong tụ điện sẽ thay đổi đôi chút khi ngón tay đặt trên các tấm dẫn điện. Trong khi đó,những rãnh vân tay với đấy không khí sẽ giúp điện tích tụ điện không thay đổi. Mạch tích hợp op-amp sẽ ghi nhận điều này và nhớ, phân biệt dấu vân tay của người dùng.

Ưu và nhược điểm của công nghệ cảm biến vân tay là gì?

Ngay từ khi được ứng dụng trên các thiết bị di động, cảm biến vân tay đã gây tranh cãi rất nhiều. Hãy cùng xem ưu nhược điểm của nó là gì nhé.

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên công nghệ này được ứng dụng trên nhiều thiết bị di động đến thế. Nó sở hữu những ưu điểm tuyệt vời sau đây:

  • Người dùng có thể mở khóa thiết bị qua một cái vuốt nhẹ hoặc một cú chạm tay.
  • Tính bảo mật rất cao vì vân tay của mỗi người là duy nhất, hoàn toàn khác biệt.
  • Hệ thống cho phép nhận dạng nhiều dấu vân tay khác nhau. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị khi một hay nhiều ngón tay bị thương.
  • Công nghệ cảm biến vân tay chỉ hoạt động nếu ngón tay đó là của người còn sống, không bị cắt rời. Nên bạn có thể yên tâm, không cần lo lắng về tính bảo mật.

Nhược điểm của cảm biến vân tay là gì?

Tuy hiện đại, nhưng công nghệ này vẫn tồn tại một nhược điểm nhất định. Đó là nó chỉ có trách nhiệm xác thực thông tin. Khi bạn ngủ, bất tỉnh thì người khác hoàn toàn có thể lợi dụng ngón tay bạn để mở khóa và sử dụng, truy cập dữ liệu có bên trong điện thoại.

Dù có nhược điểm, nhưng công nghệ này thực sự hiện đại và có nhiều lợi ích

➔ Dù vẫn có nhược điểm, nhưng rõ ràng công nghệ này đặc biệt được ưa thích. Hầu hết điện thoại di động đời ra đời đều được cập nhật tính năng này chính là minh chứng rõ nhất.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến cảm biến vân tay trên các thiết bị di động. Với nó bạn có thể hiểu được cảm biến vân tay là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng, bài viết này của Hcare thực sự hữu ích đối với bạn.

Thảo luận

Chưa có thảo luận nào về Bài viết Cảm biến vân tay là gì và những điều cần biết