Độ phân giải màn hình là gì

Ngày đăng: 29/09/2020    7,747 lượt xem

Khi nói đến chất lượng của màn hình điện thoại, máy tính bảng, laptop, TV… chúng ta thường nghe đến thuật ngữ độ phân giải màn hình. Vậy, độ phân giải màn hình là gì? Hãy cùng Hcare tìm hiểu câu hỏi trên qua bài viết sau.

Độ phân giải màn hình là gì?

Độ phân giải màn hình là gì

Độ phân giải màn hình (Resolution) được coi là một thông số rất quan trọng với màn hình nói chung và màn hình tương tác thông minh nói riêng.

Độ phân giải màn hình là số Pixel trong mỗi chiều sẽ được hiển thị trên màn hình. Có thể hiểu đơn giản độ phân giải là một chỉ số cho chúng ta biết được số lượng các điểm ảnh (pixel) có trên màn hình. Hình ảnh trên màn hình các thiết bị được xây dựng từ hàng nghìn, hàng triệu Pixel.

Những hình ảnh bạn được nhìn thấy nhờ màn hình tạo ra hình ảnh bằng cách thay đổi màu sắc của các yếu tố hình vuông nhỏ này. Độ phân giải của màn hình chính là khả năng hiển thị bao nhiêu Pixel theo chiều ngang và chiều dọc. Ví dụ: nếu được viết dưới dạng 1024 x 768 thì có nghĩa màn hình có 1024 pixel theo chiều ngang va 768 pixel theo chiều dọc.

Khi màn hình thiết bị có kích thước khác nhau thì độ phân giải vẫn có thể giống nhau. Ví dụ: Laptop có màn hình to hơn điện thoại nhưng có chung độ phân giải là 1280 x 800 thì độ phân giải là giống nhau.

Những điều cần biết về độ phân giải màn hình

Độ phân giải màn hình và độ phân giải của máy ảnh có sự khác nhau. Ở máy ảnh, độ phân giải được đánh giá bằng chỉ số MP. Chỉ số này mang ý nghĩa số điểm tối đa trên một bức hình mà máy ảnh đã chụp được.

Lấy ví dụ cho những giải thích trên: Với một máy ảnh có độ phân giải là 13MB là máy có khả năng chụp được bức ảnh có chứa 13 triệu điểm ảnh

Rất nhiều người có suy nghĩ rằng màn hình có độ phân giải càng lớn thì hình cũng sẽ được hiển thị chi tiết. Một sự thật là điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như: công nghệ của màn hình, kích thước của các điểm ảnh, kích thước của màn hình.

Ví dụ: Với một thiết bị có kích thước 5 inch có độ phân giải là 1024x768. Nếu đem so sánh thiết bị đó với một sản phẩm khác cũng có độ phân giải tương tự nhưng kích thước là 8 inch. Như vậy, các điểm ảnh trên màn hình 8 inch sẽ bị dàn trải nhiều hơn, vì vậy hiển thị hình ảnh kém sắc hơn.

Độ phân giải cao có ý nghĩa gì?

Độ rộng màn hình là gì

Để biết được ý nghĩa của độ phân giải cao thì bạn cần so sánh hai thiết bị có cùng kích thước màn hình như nhau. Tuy nhiên 2 thiết bị lại có độ phân giải khác nhau. Khi màn hình có độ phân giải cao hơn tức là có nhiều pixel hơn thì sẽ hiển thị nhiều hơn, bởi vậy, bạn không cần phải di chuyển nhiêu.

Mặt khác, màn hình có nhiều pixel hơn vì vậy, hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Ngược lại, khi độ phẩn giải cao đồng nghĩa với việc các thành phần trên màn hình như biểu tượng hay văn bản nhìn sẽ nhỏ hơn những màn hình có độ phân giải thấp hơn.

Có những loại độ phân giải màn hình nào

Cách tính độ phân giải màn hình

Hiện nay, các thiết bị được tích hợp có những độ phân giải sau:

  • 640x480: Hiện nay, độ phân giải 640x480 không còn phổ biến như trước đây vì công nghệ màn hình đang ngày phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại ở một số các máy tính cũ, máy tính xách tay có kích thước màn hình nhỏ. Đây là những thiết bị ưa thích của người cần phông chữ lớn.
  • 800x600: Độ phân giải này được dùng phổ biến hơn trên các thiết bị.
  • 1024x768. Hiện nay khi màn hình các thiết bị có xu hướng lớn hơn về kích thước thì độ phân giải 1024x768 càng được phổ biến. Tuy nhiên, độ phân giải này thường khó đọc với nhiều người. Trong trường hợp này có thể nhắc đến màn hình máy tính xách tay có kích thước 14inch khi sử dụng độ phân giai 1024x768 thì văn bản hầu như không thể đọc được.
  • 1280x1024: Hiện nay, hầu như những máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay cao cấp đều sử dụng độ phân giải lớn này. Nhược điểm khi sử dụng độ phân giải này sẽ gây ra các thanh cuộn ngang trên hầu hết màn hình.
  • 1920x1080: Độ phân giải này còn được gọi là màn hình Full HD. Màn hình này gần như đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi người khi hình ảnh hiển thị khá sắc nét và vừa mắt.
  • 2560x1440: Đây được gọi là màn hình 2K. Khi độ phân giải này ra đời đã nâng cao chất lượng hiển thị trên các màn hình full HD truyền thống. Những cũng nhiều chuyên gia lại cho rằng công nghệ màn hình 2K là một sự thừa thãi. Họ cho rằng, người sử dụng sẽ không thể nhận biết giữa hình ảnh 2K và full HD có sự khác biệt tên màn hình thiết bị thông thường.

Xem thêm:

Màn hình HD+ là gì

Tổng hợp những điều cần biết về màn hình tràn viền

Hcare đã giới thiệu đến các bạn những thông tin như: độ phân giải màn hình là gì? Có những độ phân giải màn hình nào. Qua đó bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức quan trọng để lựa chọn những thiết bị có độ phân giải phù hợp với nhu cầu mà mình cần sử dụng.

Thảo luận

Chưa có thảo luận nào về Bài viết Độ phân giải màn hình là gì