GPU là gì? Chức năng của GPU đối với máy tính và ứng dụng thực tế
Lĩnh vực đồ họa vi tính ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các trò chơi điện tử sở hữu chất lượng đồ họa tuyệt đỉnh còn những thước phim điện ảnh được xử lý kỹ xảo chân thực đáng kinh ngạc. Để có được những điều này, không thể không kể tới một thành phần quan trọng mang tên GPU. Vậy GPU là gì? Mời bạn cùng Hcare tìm hiểu về định nghĩa, chức năng và ứng dụng thực tế của GPU nhé!
Tìm hiểu chức năng của GPU
Tổng quan về GPU
GPU được công ty NVIDIA sáng chế và giới thiệu lần đầu năm 1999. GPU (Graphics Processing Unit) là bộ xử lý đồ họa chuyên được sử dụng để giải quyết những bài toán liên quan đến dựng hình khối. Hiện nay, phần lớn các GPU được thiết kế dựa trên kiến trúc CUDA. Hai dòng chip đồ họa phổ biến và được dùng nhiều nhất là NVIDIA và AMD.
Hai đối thủ về GPU Nvidia và AMD
Bộ xử lý đồ họa GPU thường được sử dụng trong laptop, điện thoại di động, hệ thống nhúng, máy tính chơi game hoặc máy trạm. Laptop là thiết bị dễ nhận thấy GPU nhất, GPU có thể xuất hiện ở card đồ họa hoặc cũng có thể được gắn trên mainboard.
Bản thân GPU cũng là một con chip điện tử nhưng nó lại có chức năng như một bộ vi xử lý riêng của card đồ họa. GPU tự có đủ khả năng và sức mạnh để có thể xử lý toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến phần hình ảnh của laptop.
Bộ xử lý đồ họa GPU có nhiều tính năng vượt trội và đã vượt xa so với trình điều khiển đồ họa cơ bản. Trong máy tính hiện nay, các GPU hiện đại có năng suất hoạt động cao trong khi xử lý đồ họa. GPU có cấu trúc mang tính xử lý song song được đánh giá rất mạnh mẽ. Vì vậy, tốc độ xử lý dữ liệu của GPU có thể tiếp nhận hàng ngàn luồng dữ liệu lớn cùng một lúc. Chính điều này giúp tăng tốc của một số phần mềm tới hơn 100 lần so với một CPU.
Chức năng của GPU đối với máy tính
Cách thức hoạt động của GPU là chia các mặt phẳng phức tạp của vật thể thành các hình tam giác nhỏ. Từ đó, mỗi một lõi con của GPU sẽ xử lý các dữ liệu, thông số của hình ảnh trong từng tam giác. Trong khi đó, bộ xử lý trung tâm CPU không có khả năng làm được điều này. Bởi lẽ, cách thức vận hành tuần tự của CPU không cho phép tái tạo toàn bộ mọi phần của hình ảnh trong cùng một thời điểm khi kết xuất hình ảnh 3D.
GPU là chíp chuyên xử lý hình ảnh
Từ khi GPU xuất hiện, khối lượng công việc của CPU được giảm bớt. Lúc này, bộ xử lý trung tâm CPU chỉ còn nhiệm vụ kéo toàn bộ hệ thống của máy tính chạy theo khả năng hoạt động của GPU. Nhờ đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm việc của máy tính. Đồng thời, giải quyết được những áp lực trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cho thị trường.
Đến thời điểm hiện tại, GPU ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với hoạt động máy tính. Trước đây, GPU chỉ đơn thuần là một con chip xuất tín hiệu ra màn hình hay hỗ trợ chơi game 3D. Nhưng hiện nay, GPU còn tham gia hỗ trợ xử lý cùng CPU để mang đến các ứng dụng bổ ích cho người dùng như: HWA trên các trình duyệt web, DXVA trên các chương trình xem phim. Ngoài ra, GPU còn được Microsoft Powerpoint 2010 tận dụng để thể hiện các hiệu ứng mượt mà và trơn tru hơn.
Xem thêm: SMTP là gì? Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của SMTP
Ứng dụng thực tế của GPU
Theo các nhà nghiên cứu, GPU còn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng mà con người có thể khai thác và ứng dụng rộng rãi trong tương lai. Vậy ở hiện tại, những ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống, công nghệ,... của GPU là gì?
Lĩnh vực đồ họa
GPU có vai trò thực hiện các dạng phép tính đặc biệt cần thiết cho đồ họa 3D và hình ảnh động. Vì vậy, GPU được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng làm phim 2D, 3D, thiết kế kỹ thuật, dựng phim, làm hiệu ứng trong phim điện ảnh và phim hoạt hình.
Lĩnh vực game
Các trò chơi hiện nay sở hữu hình ảnh chân thật, mượt mà là nhờ sử dụng GPU. Hầu hết các game nổi tiếng được nhiều người chơi hiện nay như PUBG, FREE FIRE,... đều được GPU xử lý đồ họa.
Một số lĩnh vực khác
GPU đang được sử dụng rộng rãi để tăng tốc độ tính toán trong các lĩnh vực như y khoa, điện tử, mô hình tài chính, thăm dò dầu khí,... GPU ngày càng được sử dụng phổ biến là nhờ các khả năng của nó đang phát triển tốt hơn rất nhiều so với CPU.
Xem thêm: Mã Captcha là gì? Vì sao nên thiết lập mã Captcha cho website?
Lời kết
Với những thông tin trên đây, Hcare hy vọng đã giúp bạn hiểu được phần nào GPU là gì, chức năng cũng như ứng dụng của bộ xử lý này. Trải qua quãng thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, Hcare tự tin có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn về bộ xử lý GPU. Trong quá trình sử dụng, GPU của bạn có thể xảy ra một số lỗi như: GPU không chạy, máy tính không nhận GPU,... Khi này, GPU cần được sửa chữa, nhưng trong vài trường hợp thì cần thay mới hoàn toàn. Để được hỗ trợ sửa chữa hoặc thay thế, hãy liên hệ ngay tới Hcare bởi tại đây:
-
GPU nguyên zin, chất lượng, bảo hành lâu dài.
-
Sửa chữa và thay thế dưới sự giám sát trực tiếp của bạn.
-
Chi phí thấp và đi kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Hcare
Xem nhiều nhất
Điện thoại bị nổi quảng cáo liên tục nên khắc phục thế nào
663,177 lượt xem3 cách sửa file PDF bạn không thể bỏ qua - Siêu dễ
459,746 lượt xemMẹo khắc phục điện thoại bị tắt nguồn mở không lên ngay tại nhà
240,332 lượt xemCách xoá đăng lại trên TikTok (và tại sao bạn nên làm như vậy)
215,348 lượt xemLý giải vì sao màn hình cảm ứng bị liệt một phần và cách khắc phục
195,573 lượt xem
Thảo luận
Chưa có thảo luận nào về Bài viết GPU là gì? Chức năng của GPU đối với máy tính và ứng dụng thực tế