Hệ thống GPS là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của GPS

Ngày đăng: 23/09/2020    902 lượt xem

Ngày nay, chắc hẳn không ai trong chúng ta còn lạ lẫm với cụm từ “hệ thống định vị toàn cầu”. Một số hệ thống định vị toàn cầu được sử dụng phổ biến nhất có thể kể tới như GLONASS, A-GPS hay GPS. Trong bài viết này, Hcare sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Hệ thống GPS là gì?” và nguyên lý hoạt động, ứng dụng của GPS trên smartphone. 

Hệ thống GPS là gì

Hệ thống GPS là gì? 

Như đã nói ở trên, GPS là một trong những hệ thống định vị toàn cầu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại nhiều quốc gia. Vậy, hệ thống GPS là gì? 

GPS hay Global Positioning System có nghĩa là hệ thống định vị toàn cầu hay xác định vị trí dựa vào vị trí của các vệ tinh nhân tạo. Các vệ tinh nhân tạo này cùng nằm trong một mạng lưới gồm có 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong đó, 24/27 vệ tinh hiện hoạt động và 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò thay thế cho 1 trong 24 vệ tinh kia khi có sự cố xảy ra. 

hệ thống định vị toàn cầu (gnss)

Hệ thống định vị GPS

Ban đầu, hệ thống GPS được thiết kế, xây dựng và đưa vào vận hành, quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với mục đích phục vụ quân sự. Tuy nhiên, ngày nay, hệ thống định vị toàn cầu này đã được mở rộng để phục vụ cho cả dân sự. Đặc biệt, chính phủ Hoa Kỳ lại cho phép mọi người trên toàn thế giới sử dụng miễn phí hệ thống GPS. Hay nói cách khác, chỉ cần có thiết bị di động như smartphone, tablet,... là bất kỳ ai cũng có thể cài đặt và khai thác mọi tính năng của GPS.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS

Vậy hệ thống định vị toàn cầu GPS hoạt động như thế nào? Theo tìm hiểu của Hcare, các vệ tinh trong hệ thống này sẽ bay xung quanh trái đất 2 vòng/ngày theo quỹ đạo đã được tính chính xác. Suốt quá trình này, các vệ tinh liên tục phát ra những tín hiệu có thông tin xuống trái đất. Mỗi thiết bị di động có kết nối wifi ở dưới trái đất như smartphone, tablet,... của bạn được xem là đầu thu GPS. Đầu thu GPS một sẽ nhận những tín hiệu trên và giải mã thông qua các phép tính lượng giác. Nhờ đó mà có thể tính toán và xác định được vị trí của người dùng. 

Ở cùng một thời điểm, GPS sẽ định vị chính xác vị trí của bạn nếu xác định được khoảng cách từ điểm bạn đứng đến ít nhất 3 vệ tinh. Cụ thể, nếu bạn đang đứng cách 3 điểm cố định A, B, C trên bản đồ lần lượt 1km, 2km, 3km thì vị trí của bạn sẽ được định vị theo cách: 

  • Vẽ lần lượt 3 vòng tròn có tâm là A, B, C với bán kính là 1km, 2km, 3km. 

  • Giao điểm của 3 vòng tròn này chính là vị trí của bạn tại thời điểm hiện tại. 

Khi GPS định vị được vị trí của bạn thì ứng dụng này trên thiết bị di động sẽ giúp bạn xác định được đường đi, quãng đường, thời gian và vận tốc cần để di chuyển tới điểm khác cùng nhiều thứ khác nữa. 

Xem thêm: Mã Captcha là gì? Vì sao nên thiết lập mã Captcha cho website?

Ứng dụng của hệ thống GPS trên các thiết bị di động

Hiện nay, GPS là một trong những ứng dụng được trang bị sẵn trên mọi thiết bị di động từ smartphone, tablet cho tới laptop. Tùy theo nền tảng công nghệ mà mỗi thiết bị lại có các tùy biến hỗ trợ ứng dụng hoạt động hiệu quả nhất. 

Ứng dụng của hệ thống định vị toàn cầu

Google maps trên smartphone

Những ứng dụng phổ biến nhất của hệ thống định vị toàn cầu GPS đối với các thiết bị di động mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là:

  • Xác định vị trí hiện tại ở trên bản đồ để tìm đường đi. 

  • Xác định khoảng cách và thời gian cần để di chuyển từ điểm này tới điểm khác. 

  • Xác định vị trí mà video, hình ảnh đã được quay hoặc chụp. 

  • Tìm kiếm và xác định vị trí của thiết bị di động trong trường hợp bị mất để tiến hành khóa thiết bị từ xa. 

  • Đặc biệt, đối với laptop, hệ thống này còn có khả năng giám sát, chụp lại ảnh người dùng mở hay khóa máy khi máy bị đánh cắp. 

Dù là ứng dụng phổ biến và dễ sử dụng trên các thiết bị di động nhưng đôi khi GPS cũng xảy ra các lỗi gây bất tiện cho người dùng. Điển hình trong số đó là tình trạng không định vị được hoặc không tắt được ứng dụng. 

Thông thường, người dùng sẽ khắc phục tình trạng này bằng một số cách như:

  • Khởi động lại thiết bị. 

  • Bật chế độ máy bay. 

  • Tắt chế độ tiết kiệm pin. 

  • Gỡ và cài đặt lại ứng dụng. 

  • Khôi phục lại cài đặt gốc.

  • ...

Tuy nhiên, nếu đã thử tất cả những cách trên mà vẫn không hiệu quả thì người dùng cần liên hệ tới trung tâm bảo hành và sửa chữa để được hỗ trợ kịp thời. 

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về 8 loại định dạng hình ảnh phổ biến hiện nay

Liên hệ

Hcare hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được hệ thống GPS là gì cũng như nguyên lý hoạt động và các ứng dụng của hệ thống này. Với hơn 13 năm kinh nghiệm bán lẻ và sửa chữa các thiết bị di động, Hcare tự tin tư vấn giải quyết những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Do đó, khi bạn không thể tự giải quyết tình trạng lỗi ứng dụng GPS, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên và kỹ thuật viên tại Hcare. 

Tại đây, thiết bị của bạn sẽ được sửa chữa công khai và nhanh chóng với chi phí rẻ cùng với rất nhiều ưu đãi kèm theo nữa đấy!

Hcare

Thảo luận

Chưa có thảo luận nào về Bài viết Hệ thống GPS là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của GPS