Keo UV là gì, những điều cần biết về keo UV
Hcare sẽ gửi đến các bạn những thông tin hữu ích xung quanh các vấn đề: Keo UV là gì? Keo UV có tác dụng gì? Cách sử dụng keo UV như thế nào? Mặc dù đây là sản phẩm rất quen thuộc những những hiểu biết về nó lại cực kỳ hạn chế!
Keo UV là gì?
UV là gì? UV hay còn được gọi là shadowless (cảm quang); UV là chữ viết tắt của tia cực tím (tia tử ngoại). Tia cực tím là loại tia vô hình với mắt thường, xuất hiện vào ban ngày, đặc biệt là dưới ánh mặt trời gắt.
Vậy keo UV là gì? Keo UV là loại keo trong suốt thường dùng để dán kính, mica. Keo UV là một loại dưỡng chất kết dính, thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng UV để liên kết lại chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn hay còn gọi là khô lại. Vì vậy, vật liệu khi được sử dụng phải được cố định vật cần dán và chiếu đèn UV hoặc phơi nắng để ánh sáng UV xuyên qua và keo sẽ tự khô.
Ưu điểm của keo UV
Keo UV khô rất nhanh trong vòng vài giây, độ đóng rắn nhanh, mau khô, có độ bám dính cao, độ chịu nhiệt lớn,
Công dụng keo UV
Keo UV dùng để dán:
- Kính với kính
- Kính với kim loại
- Mica với nhựa
- Dán các board mạch điện tử
- Đổ móc khóa, đổ huy chương, huy hiệu
- Các mối nối giá đỡ như: kệ trưng bày, nội thất kính
- Các vật liệu có độ giãn nở nhiệt khác nhau.
Có những loại keo UV nào?
Keo UV được ưa chuộng chủ yếu là các sản phẩm keo của thương hiệu Delo do HUST Việt Nam phân phối.
Cách sử dụng keo UV như nào cho đúng?
Khi bạn đã hiểu keo UV là gì thì việc sử dụng cũng trở nên đơn giản hơn.
Phụ thuộc vào từng loại keo, bạn có thể dụng cách thủ công bằng tay để tra trực tiếp lên sản phẩm hoặc sử dụng các thiết bị phân bổ keo chuyên dụng.Trong quá trình sử dụng phải đảm bảo keo dính sẽ không bị chịu lực ép vĩnh viễn.
Để tránh xuất hiện bọt khí khi sử dụng thì quá trình phân bổ keo từ lọ nên được dùng bởi một thiết bị đẩy keo.
Các bước để có thể dụng keo bao gồm:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị các điều kiện để sử dụng keo như: làm sạch bề mặt vật liệu cần gắn keo, giã đông keo, các thiết bị chuyên dụng để dán keo…
- Bước 2: Bôi keo lên sản phẩm cần kết dính: dùng tay làm thủ công hoặc máy móc chuyên dụng để gắn chúng lại với nhau.
Sau khi tra keo, dùng đèn UV chiếu xạ hoặc phơi nắng đến khi keo khô hoàn toàn. Thời gian chỉ mấy tầm 5s đến 10s.
Xem thêm:
Màn hình OLED và những đặc tính nổi bật
Cảm ứng vân tay là gì, tổng hợp kiến thức về cảm ứng vân tay
Những lưu ý trước khi sử dụng keo UV
- Phải đảm bảo vật liệu cần gắn kết không chứa dầu, bụi cẩn và các chất bẩn khác. Phải loại bỏ nước hay hơi nước ngưng tụ trên vật liệu và tại vị trí gắn keo.
- Trong trường hợp keo được bảo quản lạnh cần phải giã đông sản phẩm tại nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. Lưu ý, nhiệt độ không quá 25 độ C.
- Thời gian giã đông có thể phụ thuộc vào kích thước và thời gian bảo quản lạnh.
- Cần làm sạch hơi nước ngưng đọng trên thân chai. Cần lăn thân chai trước khi sử dụng nhằm đồng nhất keo dính.
Những lưu ý khi dùng keo UV
- Khi đã mở nắp keo thì sau khi sử dụng keo phải được đóng nắp kín tránh tiếp xúc với ánh nắng.
- Sau khi sử dụng kẹo, nếu có nhu cầu muốn sửa cần phải nhanh chóng vì keo có thể khô bằng ánh sáng phòng bình thường nhờ những bức xạ được rải rác. Vì vậy, bạn có thể dán keo vào vật liệu ở trong phòng nơi làm việc sẽ giúp bạn hạn chế được sai sót và sửa chữa nhờ thời gian khô keo lâu.
- Bạn cần kiểm tra vật liệu trong phạm vi dải bước sóng trước khi tiến hành gắn keo nhất là sản phẩm nhựa. Vì khả năng keo khô sẽ bị thay đổi ở các dải bước sóng và vật liệu khác nhau
- Sau khi sử dụng keo, lọ keo và đầu nhả keo phải được ngăn chặn bởi tia UV và ánh sáng nhìn thấy.
- Trong quá trình sử dụng hay bổ sung thêm keo không được để các bức xạ phát ra xâm nhập vào bên trong lọ keo
- Các vật liệu từ thép không gỉ, nhựa có khả năng chống hóa chất là những vật liệu thích hợp để tiếp xúc với chất kết dính như van nhả keo, ống phân bổ keo. Vì vậy, cần cẩn trọng tính thương thích của vật liệu với keo phải được kiểm tra trước khi sử dụng
- Các vật liệu không được khuyến khích sử dụng như: Polyurethane, các kim loại cơ bản, các kim loại màu.
- Quá trình sử dụng keo UV có thể diễn ra ngay tại nhiệt độ phòng, trung bình từ 18 đến 25 độ C với độ ẩm không khí từ 20 đến 65%.
- Có nhiều loại keo UV khác nhau vì vậy cần phải tìm hiểu trước khi sử dụng. Bởi có một số loại keo cần phải thao tác chiếu xạ trước khi gắn hết hoặc trong khi gắn kết 2 bề mặt vật liệu với nhau.
- Lượng keo được sử dụng và bề dày của lớp keo được bơm ra trên bề mặt vật liệu sẽ ảnh hưởng đến thời gian chiếu xạ và độ bền của mối kết dính. Vì vậy, cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi dính vật liệu với nhau.
Bài viết trên đây đã thông tin và giải thích cho các bạn về keo UV là gì? Công dụng của keo UV? Những lưu ý và cách sử dụng keo UV một cách chi tiết nhất. Hãy giúp Hcare chia sẻ những thông tin hữu ích này để nhiều người được biết.
Xem nhiều nhất
Điện thoại bị nổi quảng cáo liên tục nên khắc phục thế nào
662,998 lượt xem3 cách sửa file PDF bạn không thể bỏ qua - Siêu dễ
459,733 lượt xemMẹo khắc phục điện thoại bị tắt nguồn mở không lên ngay tại nhà
240,320 lượt xemCách xoá đăng lại trên TikTok (và tại sao bạn nên làm như vậy)
215,336 lượt xemLý giải vì sao màn hình cảm ứng bị liệt một phần và cách khắc phục
195,563 lượt xem
Thảo luận
Có 2 thảo luận về Bài viết Keo UV là gì, những điều cần biết về keo UV