Tìm hiểu chi tiết về 8 loại định dạng hình ảnh phổ biến hiện nay
Một hình ảnh có thể được lưu dưới nhiều loại định dạng khác nhau thay vì một loại định dạng duy nhất. Mỗi loại định dạng lại mang những đặc điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp nhất định. Hôm nay, Hcare sẽ cùng bạn tìm hiểu về 8 loại định dạng hình ảnh phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Từ đó chỉ ra đặc điểm và ứng dụng của mỗi loại định dạng nhé!
Tìm hiểu các định dạng ảnh hiện nay
8 loại định dạng hình ảnh phổ biến
Định dạng PNG
PNG là một trong những loại định dạng hình ảnh phổ biến ra đời năm 1996. Với định dạng PNG, mọi hình ảnh sẽ được áp dụng thuật toán nén LZW, vì vậy không làm mất đi chất lượng của ảnh gốc. Người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa mà không cần lo lắng về chất lượng ảnh khi xuất ra.
Định dạng PNG và Gif
PNG ra đời được xem như một cải tiến vượt trội để thay thế cho định dạng GIF. Có 2 loại định dạng PNG khác nhau là:
-
PNG - 8 có 256 màu và 1-bit màu trong suốt nhưng lại có dung lượng nhỏ hơn file GIF.
-
PNG - 24 có hơn 16 triệu màu và được nén theo tiêu chuẩn Lossless nên sẽ có dung lượng lớn hơn file JPEG.
Định dạng PNG mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất khi dùng cho:
-
Đồ họa hoặc những bức hình có nhiều màu với độ phức tạp cao.
-
Đồ họa web yêu cầu có độ trong suốt.
-
Những hình ảnh cần chỉnh sửa hoặc phải xuất file nhiều lần.
Xem thêm: Hệ thống GPS là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của GPS
Định dạng JPEG
Định dạng JPG hay JPEG ra đời năm 1992 và là định dạng hình ảnh được sử dụng phổ nhất trên Internet hiện nay. Định dạng này cũng được ưa chuộng để lưu file ảnh kỹ thuật số hay đồ họa kỹ thuật số. JPG sở hữu độ sâu màu từ 24-bit đến 16 triệu màu. Định dạng JPG dành cho người dùng có nhu cầu tạo ra file ảnh có dung lượng nhỏ.
Định dạng JPG rất thân thiện với người dùng bởi nó tương thích với cả MAC, PC và các thiết bị di động cũng như trình duyệt web và phần mềm chỉnh sửa ảnh. Định dạng JPG thường được dùng cho:
-
Ảnh chân dung, ảnh đời thường.
-
Ảnh với màu sắc phức tạp.
-
Ảnh tĩnh vật.
-
Ảnh đen trắng.
Định dạng EPS
EPS là một loại định dạng vector cho phép người dùng có thể tăng, giảm kích thước của ảnh mà không cần lo ảnh bị giảm chất lượng. Vì vậy, định dạng EPS phù hợp để thiết kế đồ họa có độ phân giải cao và cần in ấn.
Định dạng EPS là một định dạng khá phổ biến dùng để truyền dữ liệu hình ảnh giữa các hệ điều khác nhau. Ngoài ra, EPS còn được sử dụng để lưu các tác phẩm hội họa như bản vẽ và logo.
Định dạng TIFF
Định dạng hình ảnh TIFF được tạo ra năm 1986 bởi Aldus Corp. TIFF nổi tiếng là định dạng cho hình ảnh chất lượng cao. Đồng thời, dữ liệu file ảnh gốc ở định dạng này luôn được duy trì dù người dùng có sao chép hay nén tệp gốc nhiều lần.
Các kiểu nén file TIFF để thành định dạng ảnh in ấn
Với đặc điểm trên, định dạng TIFF thường được dùng để lưu những hình ảnh có màu sắc phức tạp hoặc hình ảnh được scan. Ngoài ra, những hình ảnh cần in ấn hoặc đang chỉnh sửa và cần có các layer, hình ảnh kỹ thuật số cần chất lượng cao cũng nên lưu ở dạng TIFF.
Định dạng GIF
GIF được tạo vào năm 1987 ra bởi CompuServe. Định dạng này phù hợp với những hình ảnh trên web và sprite trong các phần mềm. Hình ảnh định dạng GIF được nén theo chuẩn Lossless nên không bị mất dữ liệu khi nén.
Bên cạnh đó, GIF cũng phù hợp để lưu lại những hình ảnh đơn giản như bản vẽ chỉ có nét, bảng màu sắc hay những hình động, những icon nhỏ, hình ảnh web không nhiều màu sắc.
Định dạng PDF
Định dạng PDF được Adobe tạo ra nhằm mục đích lưu trữ và truyền tải thông tin trên mọi thiết bị. Định dạng này tạo ra các hình ảnh có kích thước khá nhỏ giúp cho việc chia sẻ hình ảnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, định dạng PDF còn giúp người dùng in hình ảnh trên bất kỳ thiết bị nào mà vẫn giữ được chất lượng như file gốc.
Định dạng BMP
Định dạng BMP đã được phát triển năm 1994. BMP độc lập với các thiết bị hiển thị như Graphics adapter, đặc biệt là trên Microsoft Windows và hệ điều hành OS/2. Định dạng ảnh này dễ dàng được tạo ra từ những dữ liệu pixel được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên, BMP lại không có khả năng hỗ trợ tốt cho việc nén hình ảnh.
Định dạng hình ảnh BMP phù hợp nhất cho:
-
Hình ảnh in ấn.
-
Hình ảnh bitmap (pixel - based)
-
Hình ảnh đang chỉnh sửa và cần có các layer.
-
Hình ảnh cần giữ lại các layer và alpha trong suốt.
Định dạng SVG
SVG là một định dạng vector và có “họ hàng” gần với định dạng EPS. Hình ảnh lưu dưới định dạng này có thể thu nhỏ theo kích thước bất kỳ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Định dạng SVG mang lại chất lượng tốt nhất khi dùng cho:
-
Đồ họa cần biên tập, cập nhật nhiều lần.
-
Đồ họa cần hiển thị ở nhiều kích thước và nhiều màn hình khác nhau.
-
Logo hay icon với yêu cầu thiết kế mạnh mẽ dạng hình học, vector.
Xem thêm: Drama là gì? Các thể loại drama phổ biến hiện nay
Một số hệ quả do lưu sai định dạng hình ảnh gây ra
Giảm chất lượng hình ảnh
Việc lưu sai định dạng hình ảnh sẽ khiến chất lượng ảnh bị giảm đi rất nhiều khi được đăng tải hoặc in ấn. Ví dụ, nếu dùng ảnh có đuôi .JPG để đăng lên mạng xã hội hoặc in thì ảnh sẽ bị vỡ và mờ nét. Thay vì thế, người dùng nên dùng ảnh có đuôi PNG hoặc TIFF.
Thiết bị không đọc được hình ảnh
Lưu sai định dạng còn khiến thiết bị không thể đọc được hình ảnh bởi không phải định dạng nào cũng có thể mở trên mọi thiết bị. Trong trường hợp này, người dùng cần đổi đuôi ảnh hoặc cài đặt phần mềm hỗ trợ đọc định dạng hình ảnh đó. Nếu người dùng không tự cài đặt thì cần liên hệ tới các trung tâm kỹ thuật để được hỗ trợ.
Treo máy
Nếu máy tính có bộ nhớ nhỏ, dung lượng ram thấp mà lưu ảnh ở định dạng có dung lượng lớn sẽ khiến máy bị treo, thậm chí là bị hư hỏng. Khi này, người dùng cần liên hệ ngay tới trung tâm bảo hành và sửa chữa máy tính.
Liên hệ
Trên đây là những chia sẻ của Hcare về 8 loại định dạng hình ảnh phổ biến nhất cũng như những ứng dụng của từng loại định dạng. Khi có nhu cầu cài đặt phần mềm đổi định dạng hình ảnh, hỗ trợ đọc ảnh hoặc sửa chữa máy tính, bạn hãy liên hệ Hcare.
Hcare tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ bán lẻ và sửa chữa các thiết bị di động hàng đầu tại TP. HCM. Đội ngũ nhân viên tại Hcare luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bạn mọi vấn đề về kỹ thuật. Trong trường hợp máy tính bị hỏng cần thay thế linh kiện, bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng linh kiện nhé!
Hcare
Xem nhiều nhất
Điện thoại bị nổi quảng cáo liên tục nên khắc phục thế nào
663,212 lượt xem3 cách sửa file PDF bạn không thể bỏ qua - Siêu dễ
459,746 lượt xemMẹo khắc phục điện thoại bị tắt nguồn mở không lên ngay tại nhà
240,333 lượt xemCách xoá đăng lại trên TikTok (và tại sao bạn nên làm như vậy)
215,348 lượt xemLý giải vì sao màn hình cảm ứng bị liệt một phần và cách khắc phục
195,574 lượt xem
Thảo luận
Chưa có thảo luận nào về Bài viết Tìm hiểu chi tiết về 8 loại định dạng hình ảnh phổ biến hiện nay